12 thg 08, 2024

Bếp từ liệt cảm ứng là một vấn đề thường gặp trong quá trình sử dụng, gây nhiều phiền toái cho người người dùng. Nguyên nhân có thể đến từ điện áp không ổn định, bề mặt bếp bẩn, hoặc lỗi kỹ thuật của bộ phận cảm ứng,... Bài viết này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và tìm ra những giải pháp phù hợp để xử lý việc nút cảm ứng bếp từ bị liệt không ấn điều khiển được, đảm bảo bếp từ của bạn luôn hoạt động ổn định và an toàn.

bep-tu-bi-liet-cam-ung
Bếp từ bị liệt cảm ứng, nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân và cách khắc phục bếp từ bị liệt cảm ứng

1. Bếp từ không bấm được do đang bật chế độ khóa an toàn

Bếp từ không nhận cảm ứng có thể do bạn vô tình kích hoạt chế độ khóa trẻ em. Khóa an toàn là một trong những tính năng được tích hợp trên bếp từ để bảo vệ an toàn khi trẻ em hiếu động vô tình chạm vào bếp hoặc khi vệ sinh bếp hoặc không cho người khác chỉnh các chế độ đã thiết lập khi đang nấu,... Khi chức năng này được kích hoạt, các nút điều khiển trên màn hình cảm ứng sẽ vô hiệu hóa, người dùng sẽ không bấm được.

khoa-an-toan-bep-tu
Chức năng khóa an toàn trẻ em bếp điện từ Hòa Phát

Đây không phải lỗi phức tạp và có thể xử lý một cách dễ dàng. Chỉ kiểm tra xem bếp từ có đang được bật chế độ khóa trẻ em hay không. Nếu có, hãy tắt chế độ này để sử dụng bếp như bình thường. Thông thường, người dùng chỉ cần giữ nút khóa trẻ em từ 3 đến 5 giây để tắt tính năng này. Nếu không có nút riêng biệt, bạn có thể nhấn giữ biểu tượng L hoặc P trong 3 giây để vô hiệu hóa chế độ khóa trẻ em, hoặc làm theo hướng dẫn cụ thể của loại bếp từ mà bạn đang sử dụng.

2. Điện áp không ổn định

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bếp từ liệt cảm ứng là do điện áp không ổn định. Khi điện áp quá cao hoặc quá thấp, bếp từ có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện lệnh cảm ứng. Điện áp quá cao có thể làm hỏng các linh kiện bên trong bếp từ, gây quá tải và giảm tuổi thọ của thiết bị. Ngược lại, điện áp quá thấp khiến bếp không nhận đủ năng lượng cần thiết, dẫn đến hoạt động không hiệu quả và phản ứng chậm chạp.

Để xử lý vấn đề này, bạn nên sử dụng ổn áp để đảm bảo điện áp cung cấp cho bếp luôn ổn định. Ổn áp giúp duy trì mức điện áp an toàn, bảo vệ bếp từ và các thiết bị điện tử khác khỏi các dao động điện áp. Ngoài ra, hãy kiểm tra nguồn điện trong nhà và sửa chữa kịp thời nếu phát hiện vấn đề, để đảm bảo hệ thống điện luôn hoạt động ổn định và an toàn.

3. Bề mặt bếp dính nước hoặc thức ăn cũng khiến bếp từ không nhận cảm ứng

Khi bề mặt bếp bị ướt hoặc bẩn do nước, thức ăn hay dầu mỡ rơi vãi, cảm ứng của bếp có thể bị nhiễu, không bấm được. Các vụn thức ăn hoặc nước này có thể làm cho bếp từ không nhận diện đúng các lệnh cảm ứng hoặc hoạt động không chính xác. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bếp từ của bạn có thể bị hỏng hoặc liệt cảm ứng, không thể sử dụng được.

mat-bep-tu-dinh-nuoc
Dùng khăn mềm lau sạch nước trên bề mặt bếp từ

Để khắc phục tình trạng này, trước hết, người dùng cần tránh để thức ăn rơi vãi trên bếp từ trong quá trình nấu nướng và hãy nhớ vệ sinh bếp từ thường xuyên sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời, luôn kiểm tra kỹ bề mặt bếp để đảm bảo không có nước, vụn thức ăn, vết bẩn hay dị vật nào. Nếu có, hãy sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa chuyên dụng cho bếp từ để làm sạch bề mặt bếp từ, đảm bảo không để lại cặn bẩn gây ảnh hưởng đến hoạt động của bếp.

4. Bảng điều khiển bị hỏng

Một nguyên nhân khác có thể gặp phải chính là là bộ phận cảm ứng của bếp từ có thể bị hư hỏng hoặc gặp lỗi kỹ thuật, dẫn đến tình trạng bếp từ bị liệt cảm ứng. Bộ phận này là thành phần quan trọng giúp nhận diện và xử lý các lệnh từ người dùng. Khi bị hư hỏng, có thể do các yếu tố như nhiệt độ quá cao, va đập mạnh, hoặc linh kiện bên trong bị lỗi, nó sẽ không hoạt động chính xác. Từ đó, dẫn đến việc bếp từ không thể nhận diện đúng lệnh hoặc phản ứng chậm.

Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với dịch vụ bảo hành hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và thay thế bộ phận cảm ứng nếu cần thiết. Thợ sửa chữa có thể xác định chính xác lỗi kỹ thuật và đưa ra giải pháp phù hợp, đảm bảo bếp từ hoạt động trở lại bình thường.

Sử dụng bếp từ đúng cách để hạn chế bếp từ hỏng cảm ứng

Để tránh tình trạng bếp từ bị liệt cảm ứng khi sử dụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

- Giữ bề mặt bếp sạch sẽ: Bề mặt bếp từ cần được lau chùi thường xuyên để tránh bám bụi bẩn, dầu mỡ, hoặc thức ăn bị đổ ra. Sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch, tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh hoặc vật cứng có thể làm trầy xước bề mặt.

- Dùng nồi phù hợp: Chỉ sử dụng các loại nồi có đáy phẳng và từ tính (như thép không gỉ, gang) để đảm bảo tiếp xúc tốt với bề mặt bếp từ.

- Tránh đặt nồi lệch: Đặt nồi ngay chính giữa vùng nấu để đảm bảo cảm ứng hoạt động chính xác.

- Không sử dụng khi tay ướt: Trước khi chạm vào bảng điều khiển cảm ứng, bạn nên lau khô tay để tránh làm ẩm hoặc vô hiệu hóa cảm ứng.

- Tránh để bếp quá nóng: Tránh nấu ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, vì điều này có thể làm nóng bảng điều khiển và ảnh hưởng đến độ nhạy của cảm ứng.

- Đảm bảo nguồn điện ổn định: Sử dụng nguồn điện ổn định và đúng công suất yêu cầu của bếp từ để tránh hiện tượng chập chờn, ảnh hưởng đến cảm ứng.

- Tránh tác động mạnh lên bề mặt: Tránh đặt các vật nặng lên bếp hoặc va đập mạnh vào bề mặt bếp từ để bảo vệ bảng điều khiển cảm ứng.

- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến cảm ứng. 

Như vậy, chúng ta đã điểm qua một số nguyên nhân khiến bệp từ bị liệt cảm ứng và các biện pháp xử lý. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn sử dụng thiết bị một cách an toàn và hiệu quả hơn!

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!