06 thg 06, 2024

Bếp điện từ đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong nhà bếp hiện đại với khả năng chế biến đa dạng các món ăn như kho, chiên, luộc hay canh,... Tuy nhiên, liệu bếp từ có nướng được trưc tiếp hay không thì vẫn là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem chi tiết câu trả lời dưới bài viết này nhé.

bep-tu-co-nuong-duoc-khong

Bếp từ có nướng được không?

Nếu bạn đã từng sử dụng bếp từ cho nhiều hoạt động như nấu, chiên, xào, hấp, đun nước, hay nấu lẩu,... Về việc bếp từ có nướng thịt, nướng mực được không, câu trả lời là bếp từ có thể dùng để nướng được nhưng phải được sử dụng kèm các vật dẫn phù hợp như chảo nướng, hoặc khay nướng được làm từ chất liệu inox , gang, hay các vật liệu khác có khả năng nhiễm từ. Những chất liệu này có thể dẫn nhiệt từ bếp từ lên vật dẫn, tạo nên sức nóng cần thiết để nướng thực phẩm một cách dễ dàng.

Dù không thể tạo ra mùi khói đặc trưng như khi nướng trên than, nhưng việc nướng trên bếp từ lại có một số ưu điểm:

- Thức ăn không bị cháy xém: Một trong những lợi ích lớn nhất của việc nướng trên bếp từ là khả năng kiểm soát nhiệt độ, giúp thức ăn nướng đều mà không lo cháy xém.

- Nhiệt độ tỏa đều: Nhờ vào sự phân bổ nhiệt đều đặn từ mâm nhiệt, thức ăn được nướng chín một cách đồng đều, từ trong ra ngoài.

- Điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt: Bếp từ cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm, từ đó nướng ra những món ăn ngon miệng với chất lượng tốt nhất.

- Tiện lợi và nhanh chóng: Quá trình nướng trên bếp từ giúp bạn tiết kiệm được thời gian chuẩn bị và theo dõi, với việc lật thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

- Vệ sinh sau khi nướng: Không giống như bếp nướng than hay gas, bếp từ sau khi nướng có thể được làm sạch nhanh chóng và dễ dàng.

- Không bị bụi than: Khi nướng thịt bằng bếp từ thì đồ ăn sẽ k bị dính bụi than bởi khi than cháy sẽ tạo ra tàn gây bụi.

Một số lưu ý khi nướng thịp bằng bếp từ

1. Không nướng đồ ăn trực tiếp với mặt bếp

Khi sử dụng bếp từ để nướng, việc đảm bảo thực phẩm không tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp là rất quan trọng. Dầu mỡ từ thực phẩm có thể văng ra và gây ra vết cháy trên mặt bếp, làm tăng khó khăn trong việc vệ sinh sau khi nướng. Để tránh tình trạng này, bạn nên sử dụng vỉ nướng, chảo nướng hoặc bọc thực phẩm trong giấy bạc. Cách làm này không chỉ giúp giữ cho mặt bếp sạch sẽ mà còn đảm bảo thực phẩm được nướng đều và giữ nguyên hương vị.

2. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Để đảm bảo món nướng trên bếp từ chín mềm mà không bị khô, việc điều chỉnh nhiệt độ là yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Mỗi loại thực phẩm có mức nhiệt độ lý tưởng riêng để chín đều và giữ trọn hương vị. Vì thế, bạn cần tinh tế chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm, đảm bảo món ăn đạt được độ chín mong muốn.

Một mẹo nhỏ là bạn nên bắt đầu với việc chỉnh nhiệt độ cao để vỉ, chảo nướng nhanh chóng được làm nóng. Sau khi đã làm nóng, bạn nên giảm nhiệt độ xuống mức trung bình trong suốt quá trình nướng. Cách làm này giúp thức ăn chín đều từ ngoài vào trong, tránh tình trạng thức ăn bị cháy bên ngoài trong khi bên trong vẫn còn sống. Quản lý nhiệt độ kỹ lưỡng không chỉ giúp món ăn ngon miệng mà còn bảo vệ bếp từ của bạn khỏi những tổn hại không đáng có.

*Lưu ý: Sau khi sử dụng bếp từ để nướng, điều quan trọng cần nhớ là mặt bếp vẫn sẽ giữ nhiệt và còn nóng trong một khoảng thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi bạn tắt bếp, bởi lẽ bếp từ vẫn tỏa nhiệt do dư lượng nhiệt từ quá trình nấu nướng. Vì vậy, trước khi tiến hành vệ sinh hay lau dọn bếp, bạn nên chờ đợi khoảng 5 - 10 phút để bếp nguội hẳn. Cách làm này không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho bạn khi lau dọn mà còn giúp bảo vệ bề mặt bếp từ không bị tổn thương do sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!