11 thg 03, 2024

Nồi cơm điện tử là thiết bị gia dụng ngày càng chứng tỏ được ưu điểm vượt trội so với nồi cơm thông thương và ngày càng được các bà nội trợ trong gia đình nhờ khả năng nấu cơm nhanh và đi kèm nhiều chức năng thông minh, giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn. Trong bài viết dưới đấy, Hòa Phát sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng nồi cơm điện tử một cách hiệu quả.

noi-com-dien-tu-funiki
Nồi cơm điện tử 1.5L Funiki HEC6465

1. Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện tử

Để sử dụng nồi cơm điện tử hiệu quả, bạn có thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Gạo: Chọn loại gạo phù hợp với khẩu phần ăn uống của bạn.

- Nước: Sử dụng nước sạch để đảm bảo chất lượng cơm.

Bước 2: Đo lượng gạo và vo sạch

- Sử dụng cốc đo đi kèm nồi cơm hoặc một cốc đo đồng đều để xác định lượng gạo. Thông thường, mỗi cốc gạo sẽ tương đương với một lượng nước nhất định.

- Trước khi nấu, hãy vo gạo trong nước để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.

Bước 3: Cho gạo vào nồi và đổ nước

Cho gạo đã vo sạch và lượng nước phù hợp với từng loại gạo hoặc sở thích vào nồi cơm.Lưu ý, sử dụng một chiếc khăn sạch, lau khô bề mặt bên ngoài của lòng nồi trước khi đặt nó vào nồi cơm điện. Quy trình này giúp ngăn chặn hiện tượng nước đọng và bốc hơi khi nấu, tránh tạo ra vết cháy làm đen vỏ lòng nồi và bảo vệ mâm nhiệt, từ đó kéo dài tuổi thọ của nồi.

Bước 4: Chọn chế độ nấu

Trước khi bật chế độ nấu, bạn nên đóng chặt và kiểm tra kĩ để giúp cơm chín đều và đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những thành viên trong gia đình khỏi việc bỏng từ hơi nước thoát ra trong khi đang nấu.

Nồi cơm điện thường có nhiều chế độ nấu khác nhau, như nấu cơ bản, hấp, cháo, hay cơm chín nhất. Chọn chế độ phù hợp với loại cơm và món bạn muốn nấu. Sau khi chọn chế độ xong, người dùng chỉ cần ấn khởi động hay bắt đầu để bắt đầu nấu.

Đối với nồi cơm điện tử Funiki HEC6465 có tới 10 chế độ nấu, gồm: nấu nhanh, gạo nếp, cơm niêu, cháo nhừ, cháo nguyên hạt, súp, hấp dinh dưỡng, hâm nóng, tách đường, 2 tầng. Bạn có thể dễ dàng nấu các loại gạo hay các món ăn khác dễ dàng với bảng điều khiển cảm ứng hiển thị tiếng Việt.

Bước 5: Chờ cơm nấu chín

Khi nồi báo hiệu là cơm đã chín, đợi thêm một khoảng thời gian (thường khoảng 10-15 phút) để cơm hấp thụ hơi nước và trở nên mềm ngon hơn. Sau đó mở nắp nồi và sử dụng đũa hoặc thìa gạt nhẹ nhàng trộn cơm để cơm tơi xốp.

2. Những lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện tử

Để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của nồi cơm điện, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để duy trì độ bền của nồi cơm:

2.1 Lau khô xung quanh bên ngoài và lòng nồi

Sử dụng một chiếc khăn sạch, lau khô bề mặt bên ngoài của lòng nồi trước khi đặt nó vào nồi cơm điện. Quy trình này giúp ngăn chặn hiện tượng nước đọng và bốc hơi khi nấu, tránh tạo ra vết cháy làm đen vỏ lòng nồi và bảo vệ mâm nhiệt, từ đó kéo dài tuổi thọ của nồi.

2.2 Hạn chế vo gạo trong nồi

Người dùng nên tránh việc vo gạo và làm sạch gạo trong nồi cơm vì lòng nồi được phủ một lớp chống dính có thể bị trầy xước trong quá trình vo gạo, dẫn đến chất lượng cơm cũng như tuổi thọ của lòng nồi có thể bị giảm.

 

 

 

 

han-che-vo-gao-trong-long-noi
Hạn chế vo gạo trong lòng nồi, để tránh trầy xước lớp chống dính

2.3 Tránh nấu lòng nồi cơm trên các loại bếp khác

Lòng nồi cơm điện tử được thiết kế đặc biệt cho việc nấu cơm bằng nồi cơm điện và không nên được sử dụng trên các loại bếp khác như bếp hồng ngoại, ga, than, hay điện từ. Việc làm này có thể làm biến dạng lòng nồi và làm giảm tuổi thọ của nó, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của cơm nấu trong những lần sau.

2.4 Không tự sửa chữa, thay thế linh kiện

- Không tự ý sửa chữa hay thay linh kiện để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của sản phẩm. Nhằm hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến chất lượng cơm nấu và độ bền sản phẩm khi dùng linh kiện không tương thích hoặc hàng kém chất lượng.

2.5 Tránh vệ sinh lòng nồi bằng vật cứng

- Tránh vệ sinh lòng nồi với vật liệu cứng có thể làm hỏng lớp chống dính.  Đặc biệt, tránh dùng đồ rửa chén bát làm bằng các vật liệu thép, kim loại và dùng lực mạnh để vệ sinh lòng nồi làm trầy lớp chống dính.

2.6 Không rửa nồi trực tiếp dưới nước

- Tránh làm sạch phần thân nồi bằng cách rửa trực tiếp dưới nước để bảo vệ bộ phận rơ le và mâm nhiệt khỏi hỏng hóc. Việc này không chỉ giảm độ bền của sản phẩm mà còn có thể tạo ra rủi ro nguy hiểm trong quá trình nấu cơm.

2.7 Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nồi

Do nồi cơm là thiết bị được sử dụng hàng ngày, việc vệ sinh sạch sẽ các bộ phận sau mỗi lần dùng là quan trọng, bao gồm lòng nồi, vỏ bên ngoài, van thoát hơi và khay đựng nước thừa. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ của nồi cơm.

3. Hướng dẫn vệ sinh nồi cơm điện tử đúng cách

Bước 1: Đảm bảo thức ăn đã được lấy hết ra khỏi lòng nồi

Hãy đảm bảo rằng tất cả thức ăn và cơm thừa đã được loại bỏ khỏi nồi để việc vệ sinh trở nên thuận lợi hơn. Việc này không chỉ giúp việc làm sạch diễn ra nhanh chóng mà còn đảm bảo loại bỏ triệt để các cặn thức ăn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Bước 2: Làm sạch lòng nồi bằng miếng bọt biển

Bắt đầu bằng cách xả sơ lòng nồi với nước, sau đó sử dụng miếng bọt biển đã thấm nước xà phòng nhẹ để cọ rửa bên trong nồi. Kết thúc quá trình bằng cách rửa sạch nồi dưới vòi nước và để nồi khô tự nhiên.

Bước 3: Vệ sinh thân ngoài và mâm phát nhiệt

Sử dụng một chiếc khăn khô để lau sạch các hạt cơm hoặc vết bẩn trên mâm nhiệt, đồng thời lau chùi bên trong thân nồi. Dùng khăn ẩm để nhẹ nhàng làm sạch bề mặt ngoài của nồi, giúp loại bỏ các vết bẩn một cách hiệu quả.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện tử và một số lưu ý khi sử dụng để hiệu quả, bền bỉ. Các bước chi tiết có thể thay đổi tùy theo mẫu nồi cơm và hãng sản xuất. Hãy đọc kỹ sách hướng dẫn để đảm bảo bạn đang tuân thủ đúng quy trình.

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!