06 thg 02, 2024

Máy ép chậm là thiết bị ép nước trái cây áp dụng công nghệ ép chậm giúp nước ép mà vẫn giữ được vitamin. Sản phẩm này rất dễ sử dụng, nhưng nếu không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng hoặc thực hiện sai các thao tác, rất dễ gặp phải tình trạng máy ép chậm bị kẹt. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà nhiều người thường xuyên mắc phải.

may-ep-cham-bi-ket
Nguyên nhân và cách xử lý máy ép chậm bị kẹt

1. Nguyên nhân và cách xử lý máy ép chậm bị kẹt

1.1 Máy bị kẹt lưỡi dao

Trong quá trình sử dụng, nếu chúng ta ép những loại hoa quả cứng để cả hạt hoặc ép hoa quả chín quá mềm sẽ dẫn đến bánh răng bị chệch ra khỏi trục và nhanh hỏng. Ngoài ra, hoa quả không được ép hết nước mà sẽ bị kẹt lại trong lưới lọc dẫn đến trục quay đứng yên và máy phát ra tiếng kêu to. 

Để khắc phục nguyên nhân này, bạn nên đưa máy đến trung tâm bảo hành để được kiểm tra. Do bánh răng là một bộ phận nội bộ của máy ép chậm, do đó, chúng ta không nên tự tiến hành tháo dỡ máy để sửa chữa nếu thiếu kinh nghiệm hoặc chuyên môn về sửa chữa thiết bị gia dụng.

1.2 Máy ép chậm bị kẹt bã

Lý do thứ hai có thể là do lưới lọc bị nghẹt. Nếu bã trái cây tích tụ quá nhiều mà không kịp được loại bỏ, nó sẽ che lấp các lỗ trên lưới lọc, dẫn đến việc nước ép không thể thoát ra ngoài.Những máy không có gạt lưới lọc thường xảy ra tình trạng này.

Để xử lý vấn đề lưới lọc bị tắc khi ép trái cây, bạn cần ngắt nguồn điện của máy, mở nắp và loại bỏ toàn bộ bã nguyên liệu. Sau đó, sử dụng bàn chải để làm sạch lưới lọc nếu nó bị tắc bởi xơ từ rau củ. Một lưu ý quan trọng khác là khi bạn ép nguyên liệu có kích cỡ lớn như cần tây hay cà rốt, bạn cần phải cắt chúng thành từng miếng nhỏ trước khi cho vào máy ép.

1.3 Máy bị kẹt nắp 

Nhiều người dùng máy ép chậm có thể đã gặp phải tình huống này. Khi bã trái cây tích tụ quá mức trong khoang ép, nó có thể khiến nắp của máy ép bị mắc kẹt, làm gián đoạn quá trình ép nước. 

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tắt máy, mở nắp và loại bỏ toàn bộ bã dư thừa. Khi ép, bạn cũng nên chú ý chỉ nên cho vào một lượng nguyên liệu hợp lý, tránh quá tải. Bên cạnh đó, sử dụng nút đảo chiều (nếu có) để máy tự điều chỉnh, cho phép xay an toàn hơn, sau đó mở nắp nhẹ nhàng.

2. Những lưu ý khi sử dụng máy ép

Để giảm thiểu tình trạng bị kẹt khi sử dụng máy ép chậm, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Lắp các bộ phận của máy ép chậm vào đúng khớp trước khi khởi động

- Tuyệt đối không di chuyển máy khi đang trong quá trình xay

- Luôn ngắt kết nối nguồn điện trước khi tháo lắp máy

- Khi ép nguyên liệu cứng như cà rốt, bạn cần cắt chúng thành dạng miếng dài; nếu không, máy có thể gặp sự cố kẹt và hỏng

- Tránh để máy chạy không ngừng nghỉ hơn 20 phút; giữa hai lần sử dụng liên tiếp, nên cho máy nghỉ khoảng 10 phút

- Trong trường hợp máy ngừng hoạt động bất ngờ, hãy chuyển công tắc về vị trí Off rồi chuyển sang chế độ đảo ngược để đẩy nguyên liệu lên, thực hiện thao tác này ba lần

- Cho nguyên liệu vào máy một cách từ tốn để đảm bảo máy hoạt động mượt mà và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro bã bị kẹt

- Vệ sinh máy ép kĩ càng sau khi sử dụng.

Máy ép chậm Funiki với công suất lớn, giúp nghiền nát các nguyên liệu cứng. Máy có tốc độ ép 50-60 vòng/phút giúp giữ trọn hương vị và vitamin trong thực phẩm. Tham khảo sản phẩm tại đây: Máy ép chậm Funiki HSC2685

Tóm lại, có nhiều lý do khác nhau khiến máy ép chậm gặp vấn đề bị kẹt. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần sử dụng máy với công suất phù hợp và tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trong trường hợp máy bị kẹt và bạn không thể tự xử lý được, nên liên hệ với dịch vụ bảo hành đáng tin cậy để được hỗ trợ. Không nên tự ý tháo rời các bộ phận của máy, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ hỏng hóc nặng hơn.

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!