Máy lọc nước RO đang dần trở thành một “người đồng hành” quan trọng giúp đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, có thể xuất hiện hiện tượng máy lọc nước ra nhiều nước thải, gây lãng phí, tốn lượng lớn nước và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách sửa máy lọc nước ra nước thải nhiều hiệu quả.
Máy lọc nước bị chảy nước thải quá nhiều nhiều có thể máy đang gặp sự cố, cụ thể:
Được ví như trái tim của máy lọc nước, màng lọc RO đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của thiết bị. Tuy nhiên, do tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn và vi khuẩn từ nguồn nước, màng lọc này rất dễ bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng nếu không được thay thế định kỳ.
Khi tình trạng này xảy ra, nước đầu vào sẽ khó đi qua hệ thống màng lọc, dẫn đến tỷ lệ thu hồi nước tinh khiết giảm và lượng nước thải tăng lên. Người dùng sẽ nhận thấy nước thải chảy ra nhiều hơn trong khi lượng nước sạch lại rất ít, thậm chí có thể không có.
Bộ lõi lọc thô là bộ phận đầu tiên tiếp nhận nguồn nước từ bên ngoài và loại bỏ các cặn bẩn. Nếu không được thay thế định kỳ sau thời gian dài sử dụng, lõi lọc này dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng nước chảy liên tục, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Sau một thời gian sử dụng, thành van xả nước có thể bị đóng cặn bẩn, khiến áp suất lọc giảm và gây nên tình trạng nước thải máy lọc nước chảy liên tục.
Trong nhiều trường hợp người dùng đã sử dụng vật nhọn để thông van, điều này có thể làm rách và hỏng màng lọc bên trong van. Hậu quả là nước thải không được hạn chế, van flow mất khả năng tạo áp suất để đẩy nước tinh khiết xuống bình áp, khiến nước thải chảy ra ngoài liên tục với tốc độ nhanh và mạnh.
Van điện từ được dùng để điều tiết dòng nước thải và nước sạch, ngăn chặn nước thẩm thấu tự do. Khi van điện từ bị hỏng, nước thải sẽ không bị chặn lại hoặc chặn không kín, dẫn đến tình trạng nước thải vẫn chảy ra ngoài không ngắt dù máy lọc nước đã ngắt hoặc ngừng hoạt động không chạy.
Van cơ đóng vai trò là cầu nối giữa máy bơm, bình áp và màng lọc RO, có nhiệm vụ dẫn và kiểm soát lượng nước từ máy bơm đến màng lọc RO và từ màng lọc RO tới bình áp, đồng thời ngăn không cho nước chảy ngược lại vào các lõi lọc.
Nếu van một chiều bị tắc nghẽn do tích tụ nhiều bụi bẩn, nước trong bình áp sẽ không còn được giữ lại mà bị rò rỉ ra ngoài, khiến áp suất của rơ le giảm. Kết quả là nước sau khi lọc sẽ thẩm thấu ngược trở lại và chảy ra ngoài theo dòng nước thải. Điều này dẫn đến tình trạng nước thải máy lọc nước chảy liên tục và không có nước tinh khiết ở vòi.
Bơm tăng áp có vai trò tăng thêm áp lực giúp đẩy dòng nước vào hệ thống lõi lọc, nếu bơm bị yếu hoặc hỏng, máy lọc nước sẽ không thể lọc nước hiệu quả và gây ra nhiều nước thải.
Chất lượng nước đầu vào kém là một trong những nguyên nhân chính khiến máy lọc nước ra nhiều nước thải. Khi nước đầu vào chứa nhiều tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng, hoặc có độ cứng cao, màng lọc RO phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các tạp chất này. Điều này dẫn đến việc lượng nước sạch thu được ít hơn, trong khi lượng nước thải tăng lên đáng kể.
Cụ thể hơn:
- Nước có độ cứng cao: Khi nước đầu vào chứa nhiều canxi và magiê, màng lọc sẽ phải xả thải nhiều hơn để loại bỏ các khoáng chất này, dẫn đến lượng nước thải cao.
- Nước chứa nhiều tạp chất hữu cơ: Nếu nước có chứa nhiều chất hữu cơ hoặc vi khuẩn, màng lọc RO sẽ nhanh chóng bị tắc nghẽn, làm giảm hiệu suất lọc và tăng lượng nước thải.
- Nước chứa nhiều kim loại nặng: Kim loại nặng như chì, thủy ngân, hoặc sắt có thể làm màng lọc bị bào mòn và giảm tuổi thọ, đồng thời làm tăng lượng nước thải.
- Nước nhiễm mặn: Nước có độ mặn cao cũng đòi hỏi máy lọc nước phải xả thải nhiều hơn để loại bỏ muối, dẫn đến tỷ lệ nước thải cao.
Máy lọc nước cần một áp lực nước nhất định để hoạt động hiệu quả. Nếu áp lực nước đầu vào quá thấp, nước sẽ không được đẩy qua màng lọc hiệu quả, dẫn đến tăng lượng nước thải. Điều này làm giảm hiệu quả lọc nước và gây lãng phí tài nguyên nước.
- Nguồn nước yếu: Nếu nguồn nước cấp vào máy lọc nước có áp lực quá thấp, máy sẽ không đủ lực để đẩy nước qua các màng lọc, làm tăng lượng nước thải ra ngoài.
- Đường ống dẫn nước nhỏ hoặc bị tắc: Đường ống dẫn nước quá nhỏ hoặc bị tắc nghẽn cũng có thể làm giảm áp lực nước đầu vào, gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy lọc nước.
- Máy bơm không đủ mạnh: Nếu máy bơm trong hệ thống lọc nước không đủ mạnh để tạo ra áp lực cần thiết, lượng nước thải cũng sẽ tăng lên.
Bạn cần tháo rời màng lọc RO ra khỏi máy để kiểm tra, nếu màng lọc vẫn giữ màu trắng hoặc chỉ ngả vàng, điều đó chứng tỏ màng lọc vẫn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu màng lọc có cặn bẩn hoặc chuyển sang màu đen, đó là dấu hiệu màng lọc đã bị tắc nghẽn và cần được thay mới ngay lập tức.
Người dùng nên thay thế màng RO khi đã dùng từ 12 - 24 tháng, tùy vào chất lượng nguồn nước, lưu lượng sử dụng để đảm bảo nước được lọc sạch, an toàn khi sử dụng.
Tiến hành kiểm tra xem lõi lọc thô có được thay định kỳ hay không, đối với lõi lọc thô số 1 và số 3 thì bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường. Nếu lõi lọc đã quá hạn mà chưa được thay, hãy tiến hành thay lõi thô mới.
Người dùng nên thay lõi theo khoảng thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất.
»Tham khảo lõi lọc thô Hòa Phát tại đây: Hệ thống các lõi lọc thô Hòa Phát
Khi van xả nước (hay còn gọi là van flow) của máy lọc nước bị tắc hoặc hỏng, hiện tượng này có thể dẫn đến việc máy lọc nước sản sinh ra nhiều nước thải hơn bình thường. Đây là một vấn đề phổ biến và cần được khắc phục kịp thời để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nước.
Người dùng có thể khắc phục bằng các cách dưới đây:
- Vệ sinh van flow: Tháo van ra và làm sạch cặn bẩn, bạn có thể sử dụng nước sạch để rửa hoặc sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
- Thay thế van mới: Nếu van bị hỏng nặng và không thể sửa chữa, việc thay thế van flow mới là điều cần thiết để đảm bảo máy lọc nước hoạt động bình thường.
Khi van điện từ của máy lọc nước bị hỏng, một hiện tượng thường gặp là máy lọc nước ngừng hoạt động (tức là không còn lọc nước sạch), nhưng nước thải vẫn tiếp tục chảy ra. Để khắc phục vấn đề này đầu tiên, bạn cần kiểm tra có phải do lỗi từ van điện từ hay không bằng việc thực hiện các bước sau:
- Ngắt nguồn điện của máy lọc nước.
- Tháo cút nối ống dẫn nước của bơm tăng áp.
- Quan sát, nếu nước chảy ra, thì nguyên nhân là do van điện từ.
Nếu xác định lỗi do van điện từ, bạn cần điều chỉnh van điện từ về đúng vị trí hay van chưa được mở hoàn toàn hoặc bị tắc nghẽn do cặn bẩn thì hãy vệ sinh sạch sẽ. Trường hợp sau khi điều chỉnh và vệ sinh mà van điện từ vẫn không hoạt động, hãy thay mới, đảm bảo máy lọc nước hoạt động ổn định.
Khi van cơ của máy lọc nước bị tắc nghẽn, hiện tượng máy lọc nước sản sinh ra nhiều nước thải có thể xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất lọc và gây lãng phí nước. Người dùng cần vệ sinh lại van bằng cách tháo van ra và rửa sạch mọi bộ phận của van bên trong sau đó lắp lại như vị trí cũ. Hoặc thay thế van mới khi van cũ đã bị mục và không thể sử dụng được nữa.
Nếu máy bơm bị yếu, một trong những hệ quả có thể xảy ra là máy lọc nước sẽ ra nhiều nước thải hơn bình thường. Người dùng cần tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy bơm, nếu phát hiện máy bơm bị yếu do hao mòn hoặc cặn bẩn, cần thực hiện vệ sinh và bảo dưỡng hoặc thay thế máy bơm mới để khắc phục tình trạng này.
Người dùng nên kiểm tra chất lượng nước đầu vào và cân nhắc sử dụng các hệ thống lọc nước phù hợp hoặc bổ sung các thiết bị tiền lọc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giảm tải cho màng lọc RO, từ đó giảm lượng nước thải và cải thiện hiệu suất lọc.
Người dùng tiến hành đo áp lực nước đầu vào của máy lọc nước, nếu quá thấp, hãy kiểm tra đường ống dẫn nước để đảm bảo không bị tắc nghẽn. Nếu phát hiện có cặn bẩn hoặc tạp chất trong đường ống, cần làm sạch hoặc thay thế đường ống nếu cần. Nếu không do đường ống, bạn có thể cân nhắc lắp đặt thêm máy bơm tăng áp để đảm bảo áp lực nước đủ mạnh.