17 thg 06, 2021

Tủ lạnh bị đóng tuyết hay còn gọi là hiện tượng tuyết trắng (đá xốp) bám càng dày trên thành tủ và bám trực tiếp trên các thực phẩm bỏ trong tủ lạnh. Lớp tuyết càng dày, càng để lâu thì gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết không giống hiện tượng động đá nên bạn cần hiểu rõ để phân biệt.

Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân và cách sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết hiệu quả đơn giản tại nhà, bạn có thể tham khảo xử lý cho tủ lạnh nhà mình. 

1. 6 Thói quen xấu sử dụng tủ lạnh

Bạn có biết, những thói quen sử dụng tủ lạnh hàng ngày của mình nếu không được sử dụng đúng cách cũng là một trong các nguyên nhân tủ lạnh đóng tuyết phổ biến nhất hiện nay. Do khi làm đông lạnh, hơi lạnh của tủ và độ ẩm từ bên ngoài sẽ kết hợp với nhau, tạo thành một lớp tuyết bám trên bề mặt ngăn tủ, lâu ngày tích thành mảng lớn.

Nguyên nhân: 

Nếu bạn có các thói quen xấu dưới đây thì cần thay đổi ngay để bảo vệ tủ lạnh nhà mình. 

  • Mở tủ lạnh liên tục quá nhiều trong ngày
  • Cửa ngăn đá bị hở
  • Mở tủ lạnh quá lâu
  • Cho thực phẩm vẫn còn nóng vào tủ lạnh
  • Để thực ẩm có độ ẩm cao trong tủ
Thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt

Thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt cũng khiến tủ lạnh bị đóng đá

Cách xử lý: 

Cách xử lý tốt nhất bạn cần thay đổi thói quen sử dụng tủ lạnh hàng ngày của mình và nhắc nhở các thành viên trong gia đình. 

Ban đầu có thể bạn sẽ hơi khó để thực hiện nên bạn có thể sử dụng giấy note dán trước mặt tủ lạnh để nhắc nhở mọi người.

2. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Hiện nay, người dùng bận rộn với công việc không có thời gian nhiều dành cho việc nhà. Việc vệ sinh, dọn dẹp tủ lạnh cũng không được ưu tiên.

Nguyên nhân: 

Không phải ai cũng biết việc không vệ sinh tủ lạnh để lại hậu quả khá nghiệm trọng. Chúng làm cản trở quá trình truyền nhiệt bởi tủ lạnh lâu ngày không vệ sinh sẽ gây ra hiện tượng tủ lạnh có mùi, bánh răng tủ lạnh bị hao mòn, tủ bị kẹt do bụi bẩn, khô mỡ do lâu ngày không vệ sinh. Liên tục như vậy sẽ làm cho tủ lạnh bị đóng tuyết nhiều hơn.

Vì vậy, Khi sử dụng tủ lạnh thì người dùng cần dành thời gian lau chùi thường xuyên để không xảy ra tình trạng đóng tuyết. 

Không được vệ sinh thường xuyên cũng gây ra hiện tượng đóng tuyết

Thường xuyên vệ sinh tủ là một trong các cách hiệu quả giúp tủ lạnh không đóng tuyết

Cách xử lý: 

Để tránh xảy ra hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết, bạn nên vệ sinh tủ lạnh 1 tháng/ lần. Đồng thời bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ 1 năm/lần để kịp thời phát hiện và sửa chữa những bộ phận gặp sự cố, hư hỏng.

Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh tại nhà: 

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện
  • Bước 2: Bỏ hết thực phẩm trong ngăn đá và ngăn mát tủ lạnh ra ngoài
  • Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh về mini cả ngăn đá và ngăn mát
  • Bước 4: Tháo rời các khay tủ lạnh ra rửa sạch với nước ấm sẽ dễ dàng hơn
  • Bước 5: Sau khi rửa sạch các khay rồi để ráo nước hoặc lau khô. Bạn tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, giúp hạn chế tình trạng vỡ, nứt khay. 
  • Bước 6: Có thể dùng khăn khô hoặc khăn ẩm để lau sạch bên trong tủ lạnh. Với những vết bẩn cứng đầu bạn có thể dùng nước chanh lau sạch vừa giúp khử mùi lại sạch nhanh hơn. 

Lưu ý: Không nên dùng hóa chất để làm sạch tủ lạnh vì chúng sẽ ngấm vào đồ ăn gây hại cho sức khỏe. 

  • Bước 7: Sau khi lau sạch sẽ, bạn lắp lại khay chứa đồ vào tủ lạnh. 
  • Bước 8: Điều chỉnh nhiệt độ tủ phù hợp. Cho tủ chạy không khoảng 10 - 15 phút cùng một vài lát chanh giúp khử mùi
  • Bước 9: Cho thực phẩm vào tủ lạnh và sử dụng 

3. Rơ-le xả đá bị hỏng

Thông thường, Rơ-le là bộ phận nằm ở hộp điện sau lưng tủ lạnh hoặc trong ngăn đựng rau củ kế bên Compressor (máy nén). Bộ phận này có vai trò chuyển mạch ngắt compressor sang chế độ xả đá.

  • Nguyên nhân: 

Nếu bánh răng bị bám bẩn, mòn, khô mỡ nên kẹt hoặc cuộn dây mô tơ bị cháy thì rơ-le sẽ xảy ra trục trặc, không thể đóng sang tiếp điểm. Vì thế, chế độ xả đá tạm dừng dẫn đến hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết ở ngăn đá.

Rơ-le xả đá của tủ lạnh bị hỏng là nguyên nhân gây ra tủ lạnh bị đóng tuyết

Rơ-le là một trong các bộ phận xả đá tủ lạnh quan trọng bạn nên kiểm tra định kỳ

  • Cách xử lý: 

Nếu bạn gặp trường hợp này thì tốt nhất bạn nên gọi thợ sửa chữa thay cho một chiếc rơ le xả đá khác và đừng quên mô tả chính xác hiện tượng bạn gặp phải. 

4. Đứt cầu chì nhiệt

  • Nguyên nhân: 

Cầu chì nhiệt là bộ phận có tác dụng bảo vệ và ngăn chặn bộ phận xả đá hoạt động lâu để tủ lạnh không bị nóng và hư hỏng. Trường hợp cầu chì nhiệt xảy ra vấn đề và bị đứt thì bộ phận xả đá sẽ dừng hoạt động và hiện tượng đóng tuyết xảy ra ở ngăn đá.

  • Cách xử lý:

Khi kiểm tra thấy cầu chì nhiệt bị đứt thì để đảm bảo an toàn bạn nên thay thế bằng cái mới. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhờ đến sự hỗ trợ của thợ sửa chữa điện lạnh gia đình giúp đỡ như vậy sẽ an toàn hơn và vấn đề tủ lạnh đóng tuyết cũng được xử lý nhanh hơn. 

Cầu chì nhiệt bị đứt làm bộ phẩn xả đá ngưng hoạt động 

Cầu chì nhiệt bị đứt làm bộ phẩn xả đá tủ lạnh ngưng hoạt động 

5. Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch

  • Nguyên nhân: 

Sò lạnh là rơ-le xả tuyết giúp thanh điện trở xả tuyết hoạt động suôn sẻ khi dàn lạnh xảy ra hiện tượng phủ tuyết. Đồng thời, sò lạnh ngăn thanh điện trở đốt nóng khi không cần thiết để tiết kiệm điện năng hơn. Do đó, nếu sò lạnh không thông mạch thì quá trình xả tuyết xảy ra trục trặc và ngăn đá bị đóng tuyết.

  • Cách xử lý:

Cách sửa sò lạnh không thông mạch khá phức tạp, thông thường chúng ta không có nhiều kỹ thuật chuyên môn nhiều về vấn đề này. Vì thế, tốt hơn hết bạn cũng nên gọi thợ sửa chữa tủ lạnh đến để thay thế bộ phận sò lạnh mới. 

Sò lạnh không thông mạch

Sò lạnh không thông mạch là một trong những nguyên nhân làm cho tủ lạnh bị đóng tuyết ở ngăn đá

6. Đứt điện trở gia nhiệt

  • Nguyên nhân: 

Điện trở gia nhiệt là bộ phận có tác dụng điều khiển, ổn định điện năng trong trường hợp dòng điện quá tải. Nếu bộ phận này bị đứt, điện năng sẽ hoạt động không ổn định, khó kiểm soát. Điều này làm cho tủ lạnh hoạt động bất thường, xảy ra hiện tượng đóng tuyết ở ngăn đá và dễ bị hỏng.

  • Cách xử lý: 

Cũng giống với các nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết trên, ở trường hợp này bạn nên kiểm tra điện trở xả đá trước sau đó liên hệ với thợ sửa chữa tủ lạnh để nối lại điện trở hoặc thay mới nếu cần. 

Tủ lạnh đóng tuyết do đứt điện trở gia nhiệt

Hiện tượng điện trở xả đá tủ lạnh bị đứt

7. Để quá nhiều thực phẩm

  • Nguyên nhân: 

Thêm một nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn mát mà hầu như gia đình nào cũng mắc phải là để quá nhiều thực phẩm trong tủ so với dung tích chứa thực. 

Chính vì để quá nhiều thực phẩm khiến cho các luồng khí lạnh không thể làm lạnh toàn bộ ngăn mát và nó cũng làm che các lỗ thông gió gây ra hiện tượng bám tuyết. Còn thực phẩm gần dàn lạnh thì lại bị đông đá, thực phẩm ở xa thì dễ bị hỏng. 

  • Cách xử lý: 

Bạn nên sắp xếp lại thực phẩm bảo quản trong tủ, đảm bảo rằng chúng đủ lỗ thông gió đến khắp nơi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm tải lượng thực phẩm trong tủ phù hợp theo dung tích của tủ. 

8. Cảm biến nhiệt độ hỏng

  • Nguyên nhân: 

Cảm biến nhiệt độ tủ lạnh hay còn được gọi là "Thermostar" có chức năng điều chỉnh và duy trì nhiệt độ cần thiết cho tủ lạnh. 

Nó sẽ điều chỉnh dòng điện và block tiếp tục chạy nếu nhiệt độ trong tủ lạnh chưa đạt yêu cầu. Còn khi nhiệt độ đủ, nó sẽ thông báo cho block ngừng hoạt động để tủ lạnh không bị quá lạnh. 

Vì thế, khi bộ phận cảm biến nhiệt độ bị hỏng tủ sẽ hoạt động liên tục không ngừng, dẫn dến tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn mát và gây rất tốn điện. 

  • Cách xử lý: 

Nếu tủ lạnh nhà bạn rơi vào nguyên nhân này thì nhất định bạn cần sự trợ giúp của thợ sửa chữa vì chúng ta không đủ kỹ năng và chuyển môn để lắp đặt thay mới. 

Các bạn có thể thấy, với trường hợp đóng tuyết ở tủ lạnh này chúng ta thường không thể tự xử lý tại nhà nếu không có chuyên môn. Tuy nhiên, với những thông tin trên bạn cũng có thể hiểu tình trạng thực tế tủ lạnh nhà mình đang gặp phải để tránh trường hợp các kỹ thuật sửa chữa cố tình xử lý các bộ phận không cần thiết khiến chúng ta mất tiền oan gia và cũng mất thời gian hơn. 

Cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá

Dưới đây là cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết đơn giản tại nhà, tủ đông xả tuyết nhanh chóng.

Bước 1: Trước khi bạn tiến hành vệ sinh tủ lạnh đóng tuyết bạn nhớ ngắt nguồn điện tủ lạnh và vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về mức MIN hoặc kéo thanh chỉnh về mưc 0 (OFF)

dieu-chinh-ve-muc-thap-nhat

Bước 2: Bỏ hết thực phẩm trong tủ ra ngoài. Để thực phẩm giữ được nhiệt lâu hơn khi bỏ ra ngoài bạn nên đạt trong túi giữ nhiệt và bảo quản nơi thoáng mát. 

bo-het-thuc-pham-ra-ngoai-tu-lanh

Bước 3: Tiến hành xả đông tủ lạnh bằng cách mở cửa tủ cho lớp tuyết tan hết.

Có thể sử dụng quạt, máy sấy hoặc tô nước ấm để quá trình xả đông diễn ra nhanh hơn. Mục đích của công việc này là làm lớp tuyết tan hết.

cach-xa-dong-ngan-da-tu-lanh

Bước 4: Sử dụng khăn khô để thấm nước. 

Mẹo nhỏ: Bạn nên thoa một chút dầu thực vật vào thành tủ lạnh để giảm tình trạng tủ lạnh đóng tuyết ngăn đá và cũng là cách để giảm tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn mát nữa. 

3-meo-hay-giup-tu-lanh-nha-ban-han-che-dong-tuyet

Bước 5: Đặt thêm một số lát chanh, hương vani,... để khử mùi tủ lạnh. Những thực phẩm thiên nhiên này khử mùi rất hiệu quả mà dễ tìm, bạn có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu.

Sau khi đã vệ sinh xong tủ lạnh, bạn mở nắp phía lưng bên trong ngăn đá ra để kiểm tra các bộ phận trong dàn lạnh như rơ-le xả đá, cầu chì nhiệt, sò lạnh, điện trở gia nhiệt xem có vấn đề gì không.

Vệ sinh tủ lạnh mỗi tháng một lần giúp ngăn chặn tình trạng đóng tuyết ở ngăn đông

Vệ sinh tủ lạnh mỗi tháng một lần giúp ngăn chặn tình trạng đóng tuyết ở ngăn đông

Lưu ý: 

Liên lạc các trung tâm bảo hành - sửa chữa uy tín. Tủ lạnh đóng tuyết có thể là do bộ phận xả đá có vấn đề, linh kiện bên trong bị hỏng. Đây là lỗi kỹ thuật đặc thù, yêu cầu chuyên môn cao. Vì thế, bạn không nên tự sửa chữa tại nhà mà nên liên hệ ngay với các trung tâm bảo hành – sửa chữa uy tín. Họ sẽ cử nhân viên đến kiểm tra và khắc phục ngay vấn đề tủ đông đóng tuyết này.

4 Tác hại của tủ lạnh bị đóng tuyết

Tủ lạnh bị hở có tốn điện không? Với câu trả lời này thì bạn cũng có thể dự đoán được là nó sẽ gây tốn điện, tuy nhiên nó còn giảm tuổi thọ các linh kiện tủ lạnh. 

  • Tủ lạnh đóng tuyết gây tốn điện hơn bình thường. Do hơi lạnh bị ứ đọng, tủ lạnh không có lối thoát ra ngoiaf để làm đông đá và nó cũng cản trở sự lưu thông hơi lạnh tới các bộ phận khác. Nó vừa gây tốn điện vừa gây hư hỏng linh kiện. 
  • Đóng tuyết làm hẹp không gian của tủ lạnh. Việc này gây khó chịu cho người sử dụng trong quá trình lưu trữ thực phẩm, bảo quản thực phẩm...
  • Tủ phát ra tiếng ồn lớn từ quạt gió.
  • Làm giảm hiệu suất là lạnh kéo theo hư hỏng thực phẩm bảo quản trong ngăn mát.
Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá

Bên trái là tủ lạnh không đóng tuyết - bên phải là tủ lạnh đóng tuyết

4 Mẹo để tủ lạnh không đóng tuyết

  •  Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
  • Thoa một lớp dầu thực vật quanh thành tủ tạo ra độ trơn cao giúp giảm hiện tượng đống đá tủ lạnh. 
  • Loại bỏ dần các thói quen sử dụng không đúng cách ở trên
  • Sắp xếp thực phẩm đúng cách để tạo độ thoáng cho khí lạnh có thể tỏa đều khắp tủ: tránh để trước họng gió hay chứa đầy ắp thực phẩm bên trong. 

Đến đây, có lẽ bạn có thể xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá và ngăn mát cùng với đó là hướng dẫn cách vệ sinh tủ lạnh đóng tuyết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hưu ích với các bạn, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. 

 

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!