Dưới đây là hướng dẫn cách sử cách dụng tủ lạnh Funiki đúng cách với 2 loại hiện có trên thị trường: tủ lạnh làm mát trực tiếp và tủ làm mát gián tiếp (có quạt gió) từ điện lạnh Hoà Phát.
1. Cách sử dụng tủ lạnh Funiki - Loại Gián tiếp (có quạt gió)
1.1. Lưu ý vận chuyển và chọn vị trí lắp đặt
Khi vận chuyển và lắp đặt tủ lạnh Funiki cần lưu ý một số vấn đề sau để kê tủ lạnh đúng cách:
Không để tủ bị nghiêng quá 45 độ khi vận chuyển, mặt tủ luôn phải hướng lên trên, không bê ngang tủ. Khi vận chuyển tủ nếu để tủ nằm ngang có thể sẽ ảnh hưởng đến gas bên trong tủ, làm giảm hiệu suất làm lạnh khi sử dụng tủ.
Đặt tủ ở một mặt phẳng cố định không bị nghiêng hoặc khập khiễng. Khi vừa vận chuyển tủ đến, không nên cắm nguồn điện ngay mà nên chờ 30 phút sau để gas tủ ổn định lại mới bắt đầu cắm tủ để hoạt động. Nếu cắm điện tủ lạnh ngay có thể làm giảm chất lượng làm lạnh của tủ.
Đặt tủ ở vị trí thông thoáng, giữa khoảng cách với các bề mặt xung quanh ít nhất 10cm, với nóc tủ khoảng cách tối thiểu 30cm. Vừa thuận tiện khi sử dụng, vừa đảm bảo khi tủ hoạt động hơi nóng có không gian để tản nhiệt, giúp tủ luôn hoạt động hiệu quả và bền nhất.
Không để tủ lạnh gần các nguồn nước, nguồn hơi ẩm hay nguồn phát ra nhiệt. Tránh xa chỗ ẩm thấp giúp tủ hạn chế đọng sương và ướt tủ, ảnh hưởng đến linh kiện của tủ. Tránh xa những nguồn phát ra nhiệt như bếp lò, bếp gas bởi có khả năng dễ gây chập cháy nổ.
Không để tủ ở nơi nhiệt độ cao, hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào: Dễ khiến tủ bị hấp nhiệt từ bên ngoài làm giảm khả năng làm lạnh, hao tốn điện năng đồng thời giảm tuổi thọ tủ.
Đặt tủ lạnh ở vị trí bằng phẳng, tránh các thiết bị phát nhiệt hay nơi ẩm ướt
Lưu ý khác:
Khoảng cách tủ và nguồn điện nên ngắn hơn dây điện của tủ, dây nên nối được một cách thoải mái về độ dài để tránh bị kém tiếp xúc với nguồn điện, dễ gây chập cháy điện. Nếu ổ nguồn điện quá xa vị trí đặt tủ, hãy đảm bảo tiếp xúc điện ổn định nhất bằng cách lắp đặt thêm dây nối điện.
Tránh để vật nặng đè lên dây điện có thể làm xước, dây hư hỏng, hở điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nên sử dụng ổ cắm riêng biệt cho tủ lạnh thay vì cắm chung với các thiết bị khác rất dễ sinh nhiệt và chập cháy điện.
Sau khi vận chuyển tủ và chuẩn bị lắp đặt để sử dụng lần đầu tiên, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây để sử dụng đúng giúp tủ hoạt động hiệu quả về sau:
Sau khi vận chuyển, không cắm nguồn điện ngay mà nên chờ ít nhất 30 phút để gas hồi về máy và ổn định rồi mới cắm nguồn điện.
Kiểm tra đèn báo của tủ khi mở đóng cửa tủ bằng cách nhấn vào nút công tắc ở cửa tủ. Khi tủ đóng đèn sẽ tắt và khi mở cửa tủ đèn sẽ bật sáng.
Nếu nghe tiếng sôi nhẹ trong ngăn đá và tiếng động cơ chạy hơi kêu ù ù nhỏ nhỏ, hai bên hông tủ ấm lên là tủ hoạt động bình thường. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng.
Không nên dùng tay hay vải ướt chạm vào khay bên trong ngăn đá khi tủ đang hoạt động
Trong trường hợp tủ đang hoạt động bình thường bỗng nhiên bị ngắt điện, thì bạn nên chờ khoảng 5 phút rồi mới cắm lại nguồn điện nhé.
Khi tủ vận hành nên đấu dây tiếp đất ở phía sau tủ.
Khi cắm điện lần đầu, để tủ hoạt động 30 - 45 phút sau đó kiểm tra xem ngăn đá có làm lạnh đều không. Nếu tủ chạy ổn định, 3 tiếng sau mới bắt đầu cho thực phẩm vào tủ để bảo quản.
Không cắm điện ngay mà chờ khoảng 20 - 30 phút để gas hồi về và ổn định rồi mới cắm điện
1.3. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Funiki - Loại Gián tiếp
Các mức nhiệt trong tủ lạnh Funiki
Thông thường, nhiệt độ tủ lạnh nên để ở mức “NORMAL”. Trên núm điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Funiki sẽ có 3 mức nhiệt “MIN - NORMAL - MAX”, tuy nhiên, bạn có thể thay đổi mức chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhu cầu bảo quản thực phẩm của mình.
Để thay đổi lượng gió lạnh từ ngăn đá xuống ngăn mát, bạn thực hiện như sau:
Điều chỉnh cần gạt gió trên ngăn đá (MIN - MAX) theo thứ tự là: FR-125, 126, 132, 136, 152, 156.
Điều chỉnh núm xoay trong ngăn mát (MIN - MAX): FR-182, 212
Nếu vào mùa đông và nhiệt độ ngoài trời dưới 20 độ C, bạn nên điều chỉnh mức nhiệt độ tủ lạnh về MIN để làm lạnh hiệu quả mà lại giúp tiết kiệm điện năng tối ưu.
1.4. Hướng dẫn vệ sinh
Tủ lạnh là thiết bị sử dụng hằng ngày trong gia đình. Vậy nên, cần phải vệ sinh tủ lạnh thường xuyên (khoảng mỗi tháng 1 lần) để làm sạch tủ và hạn chế mùi từ thức ăn cũ bám lại. Đồng thời, hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển trong không gian tủ. Việc vệ sinh tủ lạnh định kỳ cũng giúp kéo dài tuổi thọ hơn cho tủ.
Vệ sinh định kỳ giúp tủ hoạt động hiệu quả hơn
Thứ tự các bước để vệ sinh tủ lạnh Funiki như sau:
Bước 1: Rút nguồn phích cắm điện tủ lạnh
Bước 2: Lấy hết thực phẩm trong tủ ra
Bước 3: Tháo dỡ lần lượt các khay đựng bên trong. Dùng vải sạch, ướt và mềm lau sạch sẽ bên trong lòng tủ và cả bên ngoài tủ, không nên sử dụng hóa chất tẩy rửa.
Bước 4: Dùng vải mềm và khô để lau sạch lại, chống vệt nước bám bên trong tủ.
Bước 5: Rửa sạch các khay đựng thực phẩm của tủ đã tháo ra, phơi hoặc lau khô và lắp lại đúng vị trí
Bước 6: Cho lại thực phẩm vào tủ, sắp xếp gọn gàng. Tốt nhất nên cho vào các hộp đựng thực phẩm kín để tránh nước từ thực phẩm chảy ra ngoài làm bám bẩn lòng tủ.
Lưu ý:
Không dùng bất kỳ loại hóa chất nào để vệ sinh bên trong lòng tủ vì có thể để lại mùi hoặc gây mòn, biến dạng các bộ phận của tủ
Không sử dụng vật cứng hay bàn chải cứng chà vào bề mặt trong lòng tủ
Không trực tiếp xả nước vào tủ lạnh, có thể làm hỏng vỏ tủ, ngoài cũng có khả năng gây rò điện hoặc ảnh hưởng đến linh kiện tủ, rất nguy hiểm khi cắm lại nguồn điện.
Vệ sinh các thiết bị khác:
Mặt ngoài tủ: Dùng chất tẩy trung tính (nước rửa chén bát)
Phụ kiện, khay đựng bằng nhựa bên trong tủ: Dùng chất tẩy trung tính (nước rửa chén bát)
Hộp đựng đồ ăn, rau quả: Làm sạch bằng nước
Gioăng cửa tủ lạnh: Gioăng cửa bằng cao su nên có thể bị mốc, bẩn. Có thể lau chùi bằng chất tẩy trung tính (Nước rửa chén)
Vệ sinh tủ lạnh định kỳ không chỉ giúp thực phẩm được bảo quản an toàn hơn mà nó còn giúp hạn chế tình trạng tủ lạnh bị rò nước ngăn mát hiệu quả sau một thời gian sử dụng.
2. Cách sử dụng tủ lạnh Funiki - Loại Trực tiếp
2.1. Lưu ý vận chuyển và chọn vị trí lắp đặt
Đối với dòng tủ lạnh Funiki loại làm lạnh trực tiếp, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi vận chuyển và lắp đặt tủ:
Trong khi vận chuyển cần lưu ý không để tủ nghiêng quá 45 độ, ngoài ra mặt tủ luôn phải hướng lên trên. Tránh bê ngang tủ có thể ảnh hưởng đến bộ phận gas bên trong tủ, khi vận hành sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh của tủ.
Sau khi vận chuyển, đặt tủ lên mặt bằng phẳng, không bị khập khiễng để tủ hoạt động tốt nhất không bị kêu và gây tiếng ồn khi chạy.
Không cắm nguồn điện ngay khi vừa vận chuyển tủ đến nơi, mà để yên tủ trong khoảng 30 phút để gas hồi về và ổn định rồi mới cắm nguồn điện.
Đặt tủ ở vị trí thông thoáng, cách đồ vật và mặt phẳng xung quanh tối thiểu 10cm,với nóc tủ nên đặt cách trần tối thiểu 30cm. Như vậy, sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi sử dụng, cũng như giúp tủ khi hoạt động có đủ khoảng cách để hơi nóng tản đi, vận hành tốt hơn và tăng độ bền cho tủ.
Tránh đặt tủ lạnh gần nguồn nước hay những nơi ẩm thấp, có thể gây đọng sương hoặc ướt tủ, có thể gây chập cháy điện nguy hiểm
Cũng tránh đặt tủ ở những nguồn phát nhiệt như bếp gas, bếp lò,sẽ rất nguy hiểm nếu chạm điện gây chập cháy. Cũng không để tủ ở nơi nhiệt độ cao, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, có thể khiến tủ hoạt động kém hiệu quả và tốn điện, giảm tuổi thọ.
Không đặt tủ lạnh gần nguồn phát nhiệt như bếp gas
Lưu ý khác:
Khoảng cách giữa tủ và ổ cắm nguồn điện nên ngắn hơn độ dài dây nguồn điện của tủ, để tránh tiếp xúc điện kém và dễ bị chập điện. Tốt nhất nếu ổ cắm quá xa vị trí đặt tủ, bạn nên sử dụng thêm ổ nối để tiếp xúc điện an toàn nhất.
Không để vật nặng đè phải dây điện tủ, có thể làm hư hỏng dây hoặc hở điện rất nguy hiểm nếu lỡ chạm phải.
Nên dùng ổ cắm riêng biệt cho tủ lạnh vì nếu cắm chung cùng thiết bị khác có thể dễ sinh nhiệt và gây chập cháy.
2.2. Vận hành sử dụng lần đầu tiên
Lần đầu tiên sử dụng tủ bạn cũng cần lưu ý một số điểm, có vậy sau này tủ hoạt động hiệu quả và ổn định. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi vận hành sử dụng tủ lạnh Funiki lần đầu tiên:
Chờ 30 phút sau khi tủ được vận chuyển đến để gas hồi về máy và ổn định rồi mới cắm điện.
Kiểm tra đèn báo sáng ở trong tủ bằng cách dùng tay chạm vào nút công tắc ở cửa tủ, để xem đèn có sáng lên khi mở cửa tủ và tắt đi khi đóng cửa tủ hay không.
Nếu nghe tiếng sôi nhẹ ở trong ngăn đá và tiếng động cơ tủ chạy kêu hơi ù ù nhỏ nhỏ, hai bên hông tủ ấm lên thì có nghĩa là tủ đang hoạt động bình thường.
Không chạm tay hay vải ướt vào bên trong ngăn tủ đá khi tủ đang hoạt động.
Khi tủ đang hoạt động bình thường mà bị ngắt điện đột ngột thì bạn nên lưu ý là chờ 5 phút sau mới cắm điện trở lại.
Khi vận hành tủ lạnh nên đấu dây tiếp đất ở phía sau tủ lạnh.
Để tủ chạy không trong 30 - 45 phút rồi mở ngăn đá để kiểm tra khả năng làm lạnh của tủ có đều không. Chờ 3 tiếng sau mới cho thực phẩm vào tủ.
Ở ngăn mát của tủ lạnh sẽ có núm xoay điều chỉnh nhiệt độ của tủ, bạn có thể vặn núm xoay theo thứ tự số 0 - 1- 2 - 3 - 4 - 5 tương ứng với từng mức độ làm lạnh của tủ để điều chỉnh nhiệt độ tủ theo nhu cầu bảo quản thực phẩm. Trong đó:
Số 1-2: Độ lạnh nhỏ nhất, chọn nhiệt độ ở mức số 1 - 2 khi nhiệt độ bên ngoài môi trường thấp hơn 15 độ C.
Số 3: Độ lạnh trung bình, chọn nhiệt độ ở mức số 3 khi nhiệt độ bên ngoài môi trường khoảng 15 - 25 độ C.
Số 4-5: Độ lạnh lớn nhất, chọn nhiệt độ ở mức số 4 - 5 khi nhiệt độ bên ngoài môi trường lớn hơn 25 độ C, hoặc khi cần làm đá, làm đông thực phẩm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu để làm đông thực phẩm thì sau khi đạt được mục đích sử dụng cần đặt lại chế độ phù hợp để tránh tủ hoạt động quá tải và lãng phí điện năng.
2.4. Hướng dẫn vệ sinh
Bạn cần vệ sinh tủ định kỳ để làm sạch không gian bên trong tủ cũng như hạn chế việc đóng băng bên trong ngăn đá, ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh. Khi lớp băng dày 1cm nên tiến hành rã đông theo trình tự các bước như sau:
Rút nguồn điện tủ lạnh
Bỏ tất cả thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài
Cào bớt lớp tuyết bám bên trong lòng tủ bằng một chiếc thìa cào tuyết
Mở cửa tủ lạnh để băng dần tan, chờ khoảng 30-40 phút để băng tan hết rồi dùng khăn thấm hết nước băng tan, sau đó lau sạch lòng tủ.
Vặn nút điều chỉnh nhiệt độ tủ về mức lạnh vẫn được cài đặt thông thường, cho thực phẩm vào tủ.
Rã đông ngăn đá và loại bỏ lớp tuyết bám để tủ hoạt động tốt nhất
Chú ý: Khi cạo băng bám bên trong tủ, không sử dụng dao hoặc vật dụng kim loại nhọn để cạy đá. Phải sử dụng thìa cào tuyết được kèm theo tủ để làm sạch tuyết bám, tránh làm hư hỏng bên trong lòng tủ.
3. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách
Để thực phẩm luôn giữ được sự tươi ngon thì bạn cần bảo quản thực phẩm đúng cách. Dưới đây là cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tốt nhất.
3.1. Bảo quản thực phẩm tươi sống
Để bảo quản thực phẩm tươi sống:
Với ngăn đông -18 độ C: Tốt nhất là trong vòng 3 tháng
Với ngăn mát 2 - 4 độ C: Tốt nhất trong vòng 3 - 5 ngày
Với tủ lạnh Funiki làm lạnh trực tiếp, bạn cài mức A để bảo quản thực phẩm tươi sống Với tủ lạnh Funiki dòng làm lạnh gián tiếp, cài mức B.
Rửa sạch, để ráo, chia thành từng phần nhỏ cho các bữa, bọc bằng túi hoặc hộp đựng thực phẩm trước khi cho vào bảo quản trong tủ lạnh.
3.2. Bảo quản trái cây
Để bảo quản trái cây tươi: Bảo quản ở ngăn mát 3 - 5 độ C, thời gian bảo quản được 1- 2 ngày. Lưu ý không để chung với rau củ, bởi khí Etylen từ hoa quả chín thoát ra có thể khiến rau củ nhanh hư hỏng.
Với tủ lạnh Funiki làm lạnh trực tiếp cài mức a, tủ lạnh Funiki làm lạnh gián tiếp cài mức b.
Nhặt sạch cuống, bỏ phần bị hư (nếu có), bọc bằng trái cây bằng túi lưới, túi vải hay nilon đục lỗ (không bí khí, tránh trái cây nhanh nẫu) trước khi cho bảo quản tủ lạnh.
3.3. Bảo quản rau, củ
Với bảo quản rau, củ thực phẩm: Sử dụng ngăn hộp kéo ở dưới cùng của ngăn mát 3-5 độ C. Tương tự như trên không để chung với trái cây, khí Etylen từ trái cây dễ khiến rau củ nhanh hỏng hơn (nếu để chung cần cho vào túi ngăn cách).
Với tủ lạnh Funiki làm lạnh trực tiếp cài mức A, tủ lạnh Funiki làm lạnh gián tiếp cài mức B.
4. Mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh Hòa Phát
Tủ lạnh là thiết bị được cắm điện và sử dụng quanh năm nên sẽ tiêu tốn lượng điện năng không nhỏ mỗi tháng. Để giúp tiết kiệm điện hơn khi sử dụng tủ lạnh Funiki, bạn nên lưu ý:
Không thường xuyên mở cửa tủ hoặc mở quá lâu quên đóng lại, đóng không kín. Cửa tủ mở nhiều sẽ khiến tủ bị hấp thụ nhiệt từ bên ngoài môi trường, đặc biệt là nếu thời tiết nóng ẩm, sẽ khiến tủ phải làm lạnh liên tục để đạt đến mức nhiệt được cài đặt trên thiết bị. Điều này sẽ hao tốn điện năng rất nhiều.
Không nên lót thùng chứa của tủ bằng các loại màng nhôm hay giấy nến, khăn giấy. Lớp lót sẽ làm cản trở quá trình lưu thông khí lạnh và khiến tủ lạnh bị giảm hiệu suất, điều này không chỉ tiêu tốn điện năng mà còn giảm tuổi thọ của tủ.
Trên đây là cách sử dụng tủ lạnh Funiki chi tiết theo hướng dẫn từ nhà sản xuẩt. Nếu bạn chuẩn bị hoặc vừa mua tủ lạnh Funiki để sử dụng, hãy nhớ lưu ý những điều trên đây để sử dụng tủ hiệu quả và giúp tủ có độ bền, tuổi thọ cao.
Nếu có thêm bát kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ: