16 thg 08, 2024

Mặt kính của bếp điện từ thường là kính chịu lực và chịu được nhiệt độ cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng chống cháy nổ tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mặt kính có thể bị nứt vỡ, gây khó khăn và mất an toàn khi sử dụng bếp. Vậy việc sử dụng bếp từ mặt kính bị nứt hoặc vỡ có gây nguy hiểm không và có cần thay thế hay không? nguyên nhân kính bị vỡ do đâu? Xem chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

mat-kinh-bep-tu-bi-vo
Mặt kính bếp từ bị vỡ có gây nguy hiểm không?

Bếp từ bị vỡ mặt kính có dùng tiếp được không?

Mặt kính của bếp từ thường được làm từ kính cường lực hoặc kính gốm, có đặc tính nứt vỡ theo đường dọc chứ không vỡ vụn như kính cường lực thông thường. Nếu phát hiện nứt nhỏ không ảnh hưởng đến khu vực nấu hoặc phím điều khiển điện tử, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng bếp. Trong trường hợp không muốn thay mặt kính mới, bạn có thể sử dụng keo silicon hoặc các loại keo dính chuyên dụng để dán kín vết nứt, giúp ngăn nước xâm nhập vào bên trong và bảo vệ mạch điện của bếp khỏi bị hư hại.

Những trường hợp mặt bếp nứt quá to gây ảnh hưởng đến vùng nấu, khiến cho các chức năng nấu không còn vận hành được thì cần phải thay mới mặt kính. Khi đó, bạn cần đem bếp đi sửa chữa hoặc thay mới để đảm bảo chất lượng của bếp.

Tuy nhiên, nếu mặt kính của bếp từ bị nứt hoặc vỡ, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức và liên hệ với nhà sản xuất hoặc dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để thay thế hoặc sửa chữa. Sử dụng bếp khi mặt kính bị hư hỏng không chỉ làm giảm an toàn mà còn có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tai nạn nghiêm trọng, như:

- Nguy cơ điện giật: Mặt kính của bếp từ không chỉ là bề mặt nấu nướng mà còn là lớp bảo vệ các bộ phận điện tử bên dưới. Khi mặt kính bị nứt hoặc vỡ, các bộ phận bên trong có thể tiếp xúc với nước, chất lỏng từ nồi, hoặc thậm chí là các mảnh kính vỡ, gây ra nguy cơ điện giật.

- Hiệu suất kém và hư hỏng thêm: Vết nứt hoặc vỡ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiệt của bếp từ, khiến hiệu suất nấu nướng giảm. Điều này cũng có thể dẫn đến việc hư hỏng nặng hơn cho các bộ phận bên trong, làm tăng chi phí sửa chữa.

- Nguy cơ cháy nổ: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bếp từ với mặt kính bị nứt hoặc vỡ có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt hoặc chập điện, làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Nguyên nhân khiến mặt kính bếp từ bị vỡ

1. Do va đập mạnh dẫn đến vỡ mặt kính bếp từ

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến mặt kính bếp từ bị nứt, vỡ là do chẳng may làm rơi vật nặng lên bề mặt kính. Hoặc bạn vô tình cầm một vật cứng, nặng đập mặt kính khiến cho mặt kính bị nứt. Bên cạnh đó, một nguyên nhân là đặt bếp không trên một mặt phẳng cố định, khiến cho bếp từ bị xê dịch trong quá trình sử dụng dẫn đến mặt kính vỡ.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chuyển sang dùng bếp từ âm vừa hiện đại vừa được lắp đặt cẩn thận, nhờ đó bếp không thể bị xê dịch trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, khi lắp đặt bếp điện từ, nên chọn những chỗ thoáng, hạn chế để bếp dưới kệ, để tránh đồ vật trên kệ rơi xuống mặt bếp. Đồng thời, trong sinh hoạt hàng ngày, các thành viên gia đình cũng chú ý cẩn thận tránh va đập đồ cứng lên bề mặt kính bếp điện từ.

2. Bếp chất lượng kém, mặt kính dễ vỡ

Mặc dù trên thị trường có rất nhiều bếp điện từ tốt và có thương hiệu uy tín, tuy nhiên vẫn còn quá nhiều những mặt hàng kém chất lượng với giá thành rẻ và nguồn gốc không rõ ràng. Khi sử dụng những mặt hàng, kính chất lượng kém, mức độ chịu lực và chịu nhiệt thấp trong một thời gian sẽ dẫn đến bếp từ bị nứt, vỡ mặt kính.

Người dùng cần tìm hiểu và chọn những thương hiệu bếp điện từ uy tín trên thị trường. Ưu tiên chọn những loại bếp từ có nguồn gốc rõ ràng, trang bị nhiều tính năng và đặc biệt là những bếp điện từ có mặt kính chịu nhiệt tốt. Bạn có thể tham khảo bếp điện từ đôi Hòa Phát HPC D22A2, mặt kính cường lực Kanger chịu nhiệt đến 700 độ C, có độ cứng cao, khó bị trầy xước và được bảo hành chính hãng 24 tháng.

3. Bếp làm việc quá tải, nấu liên tục trên nhiệt độ cao 

Nấu nướng liên tục ở mức nhiệt cao và trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nứt vỡ mặt kính bếp từ, dù mặt kính này đã được làm từ loại kính chịu lực và chịu nhiệt. Sử dụng nồi quá nặng và quá to không những làm thức ăn khó chín và tốn nhiều điện năng mà còn tạo ra áp lực lớn lên bề mặt kính, dễ dẫn đến hư hỏng. 

Để đảm bảo độ bền cho bếp từ và tiết kiệm điện năng, hãy sử dụng các nồi có trọng lượng vừa phải, không quá 4kg. Nên hạn chế thời gian nấu liên tục trên 2 tiếng và điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải, tránh sử dụng mức nhiệt tối đa trong quá trình đun nấu. 

4. Vệ sinh bếp khi bếp còn nóng có thể làm mặt kính bị vỡ hoặc nứt

Việc vệ sinh và sử dụng nước lạnh để lau bếp từ ngay khi bếp vừa ngừng hoạt động, mặt bếp còn nóng là rất nguy hiểm và khiến gây sốc nhiệt mặt kính, dẫn đến nguy cơ nứt vỡ kính và ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ.

cach-sua-bep-dien-tu-bi-loan-cam-ung-anh1

Để tránh điều này, sau khi sử dụng bếp từ, bạn nên chờ khoảng 15-20 phút trước khi rút dây nguồn để quạt tản nhiệt có thể hoạt động và thổi bớt hơi nóng ra ngoài. Khoảng thời gian này cũng giúp mặt bếp nguội dần, tạo điều kiện thuận lợi để bạn vệ sinh bếp một cách an toàn và hiệu quả.

5. Không vệ sinh bếp thường xuyên

Sau khi sử dụng bếp, thông thường mặt bếp từ sẽ dính nhiều cặn bẩn, dầu mỡ, thức ăn thừa. Nếu không vệ sinh bếp thường xuyên sẽ khiến những vết dính này đóng thành cặn bẩn bám trên kính bếp. Từ đó khiến cho bếp hoạt động không ổn định gây ra nứt mặt kính.

Bạn nên dành thời gian vệ sinh bếp từ sau mỗi lần sử dụng nhằm đảm bảo độ bền cho bếp điện từ. Cần lưu ý, cần phải đợi bếp nguội rồi mới bắt đầu dùng nước lạnh hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng để lau chùi bếp.

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!