30 thg 07, 2021

Điều hoà Funiki không lạnh khiến người sử dụng loay hoay không biết nguyên nhân do đâu? Hiểu được tâm tư của khách hàng, Điện lạnh Hòa Phát đã thống kê 8 nguyên nhân của hiện tượng trên cũng như những biện pháp khắc phục các sự cố này.

1. Nguồn điện yếu, chập chờn

Nguồn điện ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động điều hòa. Khi nguồn điện yếu hoặc chập chờn không ổn định sẽ khiến các thiết bị không thể vận hành một cách bình thường được.

1.1. Nguyên nhân

Do nguồn điện áp mà gia đình sử dụng bị chập chờn, nguồn điện yếu và không đảm bảo đủ công suất để các thiết bị của điều hòa có thể hoạt động. Từ đó, dẫn đến điều hòa không chạy hoặc có chạy nhưng không có hơi lạnh. Ngoài ra, vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ lên cao đến 38 – 40 độ C khiến điều hòa bị quá tải, nguồn điện yếu khiến máy bị nóng lên, điều hòa bị sụt nguồn.

1.2. Giải pháp khắc phục

Khi thấy điều hòa Funiki không khởi động được hay có chạy mà không thấy có hơi mát, thì các bạn nên kiểm tra lại nguồn điện. Trường hợp nguồn điện yếu và chập chờn thì cần lắp ổn áp để ổn định dòng điện.

Để điều hòa có thể hoạt động tốt nhất, hạn chế tối đa sự cố thì nguồn điện phải ổn định

Để điều hòa có thể hoạt động tốt nhất, hạn chế tối đa sự cố thì nguồn điện phải ổn định

2. Điều hoà Funiki không lạnh do dây nguồn bị đứt

Một trong những nguyên nhân khiến điều hòa Funiki không lạnh rất có thể do dây nguồn đã bị đứt gãy từ đó mà điều hòa bật nhưng không thấy có khía lạnh tỏa ra.

2.1. Nguyên nhân

Trường hợp dây nguồn của điều hòa bị đứt một số chỗ, thường do ngoại cảnh tác động như chuột, gián cắn. Ngoài ra có thể do thời gian dùng đã lâu mà không thường xuyên bảo dưỡng, thay sửa nên dây nguồn bị đứt.

2.2. Giải pháp

Sau khi kiểm tra dây nguồn của điều hòa và thấy bị đứt gãy ta cần nối lại dây điện. Nếu gia đình chỉ có phụ nữ và không thành thạo việc nối dây thì nên liên hệ đội sửa chữa kiểm tra và khắc phục giúp. Chỗ đứt gãy nghiêm trọng quá không nối lại được thì nên thay dây nguồn mới để đảm bảo không gặp sự cố tương tự về sau.

Xem thêm: 9 lỗi khiến điều hòa Funiki bật không lên THƯỜNG GẶP

3. Lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh điều hòa Funiki bám nhiều bụi bẩn

Phần lớn người sử dụng điều hòa ít quan tâm hoặc không để ý đến việc vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ. Vì vậy, dẫn đến dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa bị bám nhiều bụi bẩn.

Nếu không vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ lưới lọc dàn lạnh dễ bám bụi bẩn khiến điều hòa không lạnh

Nếu không vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ lưới lọc dàn lạnh dễ bám bụi bẩn khiến điều hòa không lạnh

3.1. Nguyên nhân

Khi mới mua về, điều hòa chạy rất tốt và làm lạnh nhanh nhưng sau một khoảng thời gian sử dụng người dùng không vệ sinh, bảo trì nên lưới lọc không khí bị bám bụi bẩn và tích tụ nhiều làm cho hơi lạnh không thể thoát ra ngoài được.

3.2. Giải pháp

Quá trình sử dụng nên bảo trì và vệ sinh điều hòa Funiki định kỳ theo hướng dẫn của Điện lạnh Hoà Phát. Với miền bắc, điều hòa hoạt động với tần suất liên tục trong 3 đến 4 tháng của mùa hè. Khi hết năm và chuẩn bị qua mùa xuân thì người dùng nên kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết khác và vệ sinh lưới lọc. Còn đối với miền Nam quanh năm là mùa nóng điều hòa vận hành thường xuyên thì nên bảo trì, vệ sinh 1 năm 2 lần.

Xem thêm:

4. Sử dụng điều hòa Funiki công suất nhỏ với không gian lớn

Một số người khi đi mua điều hòa vì ý nghĩ tiết kiệm điện nên chọn dòng điều hòa có công suất nhỏ, mặc dù không gian sử dụng của căn phòng lại quá lớn. Từ đó, điều hòa không đủ công suất để làm mát cho cả một diện tích rộng.

Cân nhắc lựa chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích căn phòng mà bạn dự định lắp

Cân nhắc lựa chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích căn phòng mà bạn dự định lắp

4.1. Nguyên nhân 

Điều hòa Funiki được thiết kế với nhiều mức công suất khác nhau như 9000 BTU, 12000 BTU, 18000 BTU… Giả sử không gian rộng 20-25m2 của phòng khách hoặc văn phòng làm việc với nhiều người, mà dùng điều hòa công suất nhỏ 9000 BTU sẽ không đáp ứng được và không đủ làm mát cả căn phòng.

4.2. Cách khắc phục 

Hiện nay khách hàng thường chọn điều hoà Funiki 9000 BTU là chủ yếu. Tuy nhiên, công suất 9000 BTU này chỉ phù hợp và đảm bảo đủ công suất làm lạnh cho phòng ngủ hoặc phòng có diện tích nhỏ dưới 15m2. 

Đối với những không gian rộng (phòng khách, nhà bếp, bếp ăn công ty, văn phòng làm việc…), nên cân nhắc lắp điều hòa có công suất lớn hơn như 12000 BTU hoặc 18000 BTU (tùy thuộc vào diện tích). Ngoài ra, có thể lắp thêm thêm quạt treo tường, bật thêm quạt hơi nước để giúp điều hòa nhanh mát hơn.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua máy điều hòa CHUYÊN NGHIỆP!

5. Sử dụng Economy trên điều khiển

Cùng với 4 chế độ của điều hòa cơ bản, trên điều khiển của điều hòa Funiki có chế độ Economy tiết kiệm điện chức năng tăng dần nhiệt độ vào ban đêm. Vì vậy, nếu người dùng cài đặt chế độ này trước khi đi ngủ, thì ban ngày khi bật điều hòa nên điều chỉnh lại về chế độ làm lạnh thông thường.

5.1. Nguyên nhân 

Trước khi ngủ người sử dụng cài chế độ Economy để tăng dần nhiệt độ về đêm. Cụ thể, khoảng 2h sau khi nhấn Sleep trên điều khiển, máy lạnh tự động tăng nhiệt độ phòng (khoảng 10 độ C). Nhờ chức năng này mà người dùng không lo bị lạnh, do nhiệt độ ban đêm xuống thấp và thân nhiệt cũng hạ. Hơn nữa, chế độ này còn giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ đáng kể. 

5.2. Cách khắc phục 

Nếu ban đêm bạn đã cài chế độ Economy thì ban ngày khi khởi động điều hòa, bạn nên điều chỉnh lại các chế độ khác phù hợp hơn để làm lạnh như chế độ Cool, Auto…

6. Thiếu gas hoặc rò rỉ gas

Điều hòa mới sẽ được nạp đủ lượng gas để máy vận hành tốt và làm lạnh nhanh. Nhưng trong quá trình sử dụng, nếu lắp đặt sai sẽ dẫn đến rò rỉ gas hoặc sau thời gian dài gas lạnh bị hao hụt dần.

Thiếu gas hoặc rò rỉ gas khiến điều hòa không có hơi lạnh vì không đủ lượng gas cần thiết  để hoạt động

Thiếu gas hoặc rò rỉ gas khiến điều hòa không có hơi lạnh vì không đủ lượng gas cần thiết  để hoạt động

6.1. Nguyên nhân thiếu gas hoặc rò rỉ gas

Lắp ráp không đúng tiêu chuẩn, sai kỹ thuật (mối hàn không tốt) khiến đường ống dẫn gas bị rò rỉ hoặc sử dụng lâu ngày mà không nạp thêm gas. Làm lượng gas bị hao hụt và không đủ để điều hoà làm lạnh không khí.

6.2. Khắc phục có thể kiểm tra bằng mắt thường

Trường hợp hở gas dẫn đến rò rỉ gas: chúng ta quan sát tại đầu jack dàn nóng để kiểm tra. Nếu dầu chảy ra tạo vết đen thì chứng tỏ điều hòa bị hở gas, cần liên hệ bộ phận kỹ thuật để hàn mối hở lại.

Trường hợp hết gas, chúng ta có thể quan sát những biểu hiện thường thấy như:

  • Nhìn thấy có tuyết bám trên van ống nhỏ của dàn lạnh.
  • Kiểm tra thấy dòng điện hoạt động thấp hơn so với định mức được ghi trên máy
  • Đối với máy mới sẽ tự động tắt máy sau khoảng từ 10 đến 15 phút và báo lỗi.

Ta cần liên hệ trung tâm bảo hành của Hoà Phát, các cơ sở sửa chữa để kiểm tra lại một lần nữa và nạp thêm gas để điều hòa vận hành bình thường.

7. Hỏng tụ điện, bảng mạch

Một số dòng điều hòa không dùng công nghệ inverter thì ngoài dàn nóng sẽ có 1 tụ khởi động. Khi tụ hỏng thì điều hòa sẽ không khởi động được lốc, dẫn tới điều hòa Funiki không lạnh. Ngoài ra, khi tụ điện, bảng mạch bị hỏng sẽ khiến chiếc điều hòa thành một chiếc quạt gió thông thường chứ không còn tỏa ra hơi mát nữa.

7.1. Nguyên nhân khiến tụ điện, bảng mạch bị hỏng

Do điều hòa hoạt động quá tải với tần suất liên tục mà không có quãng nghỉ. Ngoài ra, vào mùa hè oi nóng, nhiệt độ ngoài trời chênh lệch quá lớn với nhiệt độ phòng, điều hòa chạy thường xuyên với thời gian dài nên bị quá tải dẫn đến tụ điện, bảng mạch bị hư hỏng.

Hoặc cũng có thể do thói quen người dùng thường cài đặt nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ) liên tục nên tụ điện, bảng mạch dễ bị hư hỏng.

7.2. Cách khắc phục

Tụ điện và bảng mạch bị hỏng, nếu điều hòa còn thời gian bảo hành bạn có thể liên hệ tới các đơn vị bảo hành của Hoà Phát để được kiểm tra, thay mới.

Để hạn chế tình trạng hỏng tụ điện, bảng mạch, người dùng nên vệ sinh bảng mạch thường xuyên, tránh bị côn trùng, nhện làm tổ, gây chập cháy bảng mạch. Lưu ý, khi vệ sinh cần tắt nguồn điều hòa.

8. Hỏng máy nén, lỗi mạch điều khiển

Điều hòa Funiki không lạnh cũng có thể do nguyên nhân hỏng máy nén, lỗi mạch điều khiển. Khi xảy ra sự cố hỏng lốc, tín hiệu trên điều hòa Funiki sẽ nhấp nháy và báo lỗi chính xác. 

8.1. Nguyên nhân

Đối với máy lạnh Funiki inverter ít khi hỏng lốc, chỉ máy lạnh không dùng công nghệ inverter mới hay xảy ra tình trạng này.

Khi máy gặp lỗi mạch điều khiển hay máy nén hỏng, điều hòa vẫn chạy nhưng khí thổi ra không có hơi lạnh.

Nếu đang sử dụng điều hòa mà gặp trường hợp, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng chủ yếu do mất nguồn cấp, lỗi vi mạch điều khiển…

8.2. Cách khắc

Bộ phận máy nén và mạch điều khiển đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của điều hòa. Lỗi hỏng vi mạch điều khiển và hư hỏng máy nén khá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao mới kiểm tra sửa chữa được. Vì vậy, người dùng không nên tự ý thay mới toàn bộ, tránh trường hợp thay nhầm linh kiện vẫn còn dùng được. Hãy liên hệ với các đơn vị bảo hành của Hoà Phát hoặc đội ngũ bảo trì, sửa chữa chuyên nghiệp để được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

Máy nén (block) bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến điều hòa Funiki không có hơi lạnh

Máy nén (block) bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến điều hòa Funiki không có hơi lạnh

Vừa rồi là 8 lý do khiến điều hòa Funiki không lạnh mà người sử dụng nên lưu ý. Nhờ đó, quá trình sử dụng được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời hạn chế các sự cố có thể xảy ra. Nếu bạn đang sử dụng điều hòa Funiki, muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích hơn cũng như nhận tư vấn nhiều hơn về sản phẩm, các bạn có thể truy cập:

Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!